Thứ Tư, 5 tháng 6, 2019

GHI CHÉP Ở HỒ THUNG MÂY



                         I
Gọi là thung mây mà chỉ thấy nước
Mây đi đâu xa mà mãi không về
Gió xào xạc reo bản ca nhàm chán

NGƯỜI MAY MẮN




            Buổi sáng ngủ muộn, mỏi mệt, khật khưỡng cầm ca cốc, bàn chải khăn lau… khật khưỡng đến bên vòi, nước chảy mỏi mệt vào cốc. Súc miệng, nặn kem đánh răng đầy bàn chải, cắm vào mồm. Kem, bọt không mỏi mệt, phong toả môi, miệng, râu ria…Thằng nhỏ láng giềng ngơ ngác hỏi: chú ơi, chú cắm que nhựa to thế vào miệng làm gì cho sùi bọt mép? Bực không chịu nổi, cầm nửa cục gạch ném phát chết mẹ con gà. May không trúng nó chết, mất hai lăm triệu theo giá phổ thông, khéo lại tù rũ. May thật là may.
            Buổi sáng ở nhà, tiếng loa rao báo phát vang át cả tiếng ồn thành phố. Tờ nào cũng nội dung phong phú báo an ninh thủ đô báo an ninh thế giới báo thanh niên

BÀI THƠ CỦA MỘT TÊN HÀNH KHẤT



Anh đã sống
Trên những cánh đồng quê
Nơi từng giọt mồ hôi lẫn vào trong đất

GHI CHÉP Ở HỒ THUNG MÂY


GHI CHÉP Ở HỒ THUNG MÂY
                         I
Gọi là thung mây mà chỉ thấy nước
Mây đi đâu xa mà mãi không về
Gió xào xạc reo bản ca nhàm chán
Rét chỉ đầu mùa mà sao tái tê?

SÓNG MỊ CHÂU



Loa thành
Một bãi cỏ hoang

Thứ Ba, 16 tháng 12, 2014

HUYỀN THOẠI HÓA - MỘT PHƯƠNG THỨC KHÁI QUÁT HIỆN THỰC CỦA FRANZ KAFKA


            1. Huyền thoại được xác định trong thuật ngữ phương Tây bằng từ gốc là Myth (trong cổ ngữ Hi Lạp là Muthos, tiếng Pháp: Mythe, tiếng Anh: Myth), với cách hiểu là câu chuyện về các vị thần, các cá nhân siêu việt, các anh hùng chiến trận và gắn liền với khuynh hướng ngợi ca. Ở Việt Nam, khái niệm "huyền thoại" vốn gắn liền với khái niệm "thần thoại", tức là những câu chuyện có tính chất thần kì (thần: thần kì; thoại: chuyện kể, câu chuyện). Từ điển văn học định nghĩa huyền thoại là "thể loại truyện ra đời sớm nhất trong lịch sử truyện kể dân gian các dân tộc. Đó là toàn bộ những truyện hoang đường tưởng tượng về các vị thần và những con người, những loài vật mang tính chất thần kì, siêu nhiên do con người thời nguyên thuỷ sáng tạo ra để phản ánh, lí giải các hiện tượng trong thế giới tự nhiên và xã hội theo quan niệm "vạn vật có linh hồn" (hay thế giới quan thần linh) của họ."(1) Cách hiểu tương tự cũng được thể hiện trong Từ điển tiếng Việt, khi các nhà biên soạn khẳng định câu chuyện huyền thoại là "kì lạ, hoàn toàn do trí tưởng tượng".(2) Lại Nguyên Ân trong sách 150 thuật ngữ văn học có cách định nghĩa rộng rãi hơn khi cho rằng huyền thoại tồn tại "với tính cách là ý thức nguyên hợp của xã hội cổ đại" (3) và nó "không chỉ là thi ca, là sự hiểu biết (hoặc hiểu lầm) về thế giới tự nhiên và xã hội mà còn là nghi thức, nghi lễ sùng bái, thể hiện sự khuất phục của con người trước các sức mạnh khó hiểu, đầy tai hoạ của tự nhiên và xã hội"(4), Như vậy, về cơ bản, khái niệm huyền thoại theo nghĩa gốc nhằm chỉ một thể loại văn học, những câu chuyện gắn liền với tư duy nguyên hợp và quan niệm vạn vật hữu linh của người cổ đại, thể hiện những nhận thức ngây thơ của họ về các quy luật của tự nhiên và xã hội.

Thứ Năm, 6 tháng 11, 2014

BÀI THƠ ĂN CỖ ĐẦU NGƯỜI, NIỀM CẢM KHÁI MÃNH LIỆT CỦA MỘT SỨ THẦN - TRÁNG SĨ


                                                                                                            

Về chuyến đi sứ đặc biệt của Nguyễn Biểu, sách Hợp tuyển văn học trung đại Việt Nam chép: “Năm 1413, niên hiệu Trùng Quang thứ năm, tướng Minh là Trương Phụ đánh vào Nghệ An, vua Trùng Quang lui vào Hóa Châu, sai ông đến trại của Phụ để điều đình. Để thử tinh thần ông, Phụ có thết cỗ đầu người. Nguyễn Biểu không hề run sợ, đàng hoàng ngồi ăn và nói: “người Nam ta mà được ăn đầu người Bắc a?” rồi làm một bài thơ về việc này. Sau đó, Phụ giữ ông lại. Ông giận mắng rằng: “Trong thì mưu kế đánh lấy nước người, ngoài thì phô trương là quân nhân nghĩa. Trước nói lập con cháu nhà Trần(1), nay lại chia đất làm quận huyện; không những cướp bóc của cải, lại còn tàn sát lương dân, thật là quân ngược tặc”. Phụ rất tức giận, sai trói ông vào chân cầu Lam để nước dâng lên dìm chết ông”(2).
Về bài thơ Ăn cỗ đầu người, hợp tuyển văn học trung đại Việt Nam chú: “…cần lưu ý hai bài thơ này được Hoàng Xuân Hãn tìm thấy trong gia phả họ Hoàng - họ ngoại của Nguyễn Biểu ở Nghệ An, ghi chép từ thế kỉ XVI, nên về xuất xứ và văn bản còn phải tồn nghi. Dầu sao thì đây cũng là những vần thơ chất ngất tráng khí của một sứ thần yêu nước.(3) Như vậy, tồn nghi ở đây chỉ là về xuất xứ cụ thể chứ không phải là về tác giả. Và bất chấp hoàn cảnh ra đời như thế nào, bài thơ cũng thể hiện khí cốt của một vị sứ thần trong bước đường cùng của bản thân và thế nước. Nguyên văn tác phẩm như sau:

Thứ Ba, 19 tháng 3, 2013

ĐA DẠNG HOÁ CÁC PHƯƠNG THỨC KHÁI QUÁT HIỆN THỰC - MỘT BIỂU HIỆN ĐỔI MỚI TƯ DUY TỰ SỰ CỦA VĂN XUÔI VIỆT NAM SAU 1975 (qua tiểu thuyết và truyện ngắn)


Ý thức và tư duy tự sự, thực ra đã có mặt trong đời sống nói chung và trong văn học nói riêng của người Việt, mà biểu hiện sớm nhất trong văn học có lẽ là những câu chuyện thần thoại, vừa như là một thể loại văn học, vừa phản ánh một mô thức tư duy, quan niệm về thế giới. Điều đó có nghĩa là cho đến ngày nay, tự sự đã tồn tại một thời gian tương đối dài trong đời sống dân tộc. Tuy nhiên, độ dài của thời gian ở đây không đồng nghĩa với sự phát triển về chất của tư duy tự sự.
            1. Hình như, ngoại trừ những năm tháng sôi động của giai đoạn nửa đầu của thế kỉ XX, tính đến trước những năm 1975, thậm chí là 1986, văn học Việt Nam thực sự ít có dấu hiệu của những cuộc tìm kiếm những con đường mới để chứng minh cho những khát vọng đổi mới văn học, trong đó có cả đổi mới tư duy tự sự. Hẳn nhiên, ở đây không thể phủ nhận những biến động lớn lao trong tư duy tự sự bằng cú nhảy của Truyện Kiều như một đỉnh cao, vượt lên các tác phẩm khác trước đó và cùng thời ở một số phương diện, nhưng về cơ bản vẫn nằm trong phạm trù văn học trung đại với một mô thức chung, mà biểu hiện dễ nhận ra nhất là motyf cốt truyện. Trong giai đoạn sôi động đầu thế kỉ XX, đã có những biểu hiện ráo riết đòi đổi mới tự sự, nhưng những khát vọng ấy đã phải tạm gác lại để văn học thực hiện nghĩa vụ cao cả hơn: Độc lập Dân tộc và tự do của con người. Có thể chăng, trong giai đoạn này, Nam Cao vẫn là nhà văn thu được nhiều thành công nhất về mặt này, nếu xem xét một cách toàn diện và tỉ mỉ những biểu hiện nghệ thuật trong tiểu thuyết và truyện ngắn của ông.(1)

Thứ Năm, 14 tháng 3, 2013

VỀ MỘT SỰ GIẢ DANH TRONG VĂN HỌC


Khi viết bài này, lời đầu tiên tôi muốn gửi lời tạ lỗi chân thành đến những nhà văn chân chính trong xã hội mà rất nhiều thang bậc giá trị bị đảo lộn, và cái đẹp đang chịu một số phận mong manh trong mớ hỗn độn và u ám của những thật giả vô phương phân định, giả dụ những điều tôi nói sẽ khiến một số người thấy rằng mình đang bị xúc phạm oan uổng. Thực ra, với một số nhà văn tài năng, lương tâm và trách nhiệm, họ đương nhiên được đặt ở một vị trí trang trọng trong suy tư của người viết.
Theo hình dung của nhiều người, nhà văn, bản thân anh ta đã là một giá trị, bởi anh mang đến cho đời sống những giá trị mà không phải bất cứ người bình thường nào cũng mang đến được. Trên thực tế của nền văn chương nhân loại, trong đó có Việt Nam, ta thấy quả có điều đó thật.
Những nhà văn trước đây mà tôi được học, được đọc, phần lớn luôn để lại cho tôi một sự ngưỡng mộ thành kính, bởi họ đã có những trang viết khiến tâm hồn người đối diện với họ được thanh lọc bởi sự xấu hổ, bởi sự căm phẫn và lòng thương yêu họ thể hiện trong tác phẩm của mình, và người đọc phải thẹn thùng bởi nhận ra những yếu kém của bản thân, nhận ra sự quẩn quanh, phù phiếm và vô giá trị của cuộc sống nhẹ bồng, vô năng và thiếu khát vọng. Những Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương Cervantes, Shekpeare, Tolstoy, Dostoevsky, Camus, Marquez… là những người như vậy.

RỪNG MẶN



                                                              
Vượt một quãng dài đường ngoằn ngoèo uốn khúc, cuối cùng cũng đến được cánh rừng lâu nay được nghe mà chưa thấy. Hơn 1000 héc ta rừng nằm lắng những gió dữ gió lành. Những con đường được khai mở dần từ ngày người trồng rừng đặt chân đến Đông Hồi, nhẫn nại bò đi. Người đàn ông cao gầy, tóc điểm bạc, nước da ngăm đen, vầng trán lằn từng dấu gió, dấu nắng, dừng xe, đưa chúng tôi vào một khu đất rộng 450ha, mênh mông. Những cây lim nhỏ, run rẩy trước ánh nắng bắt đầu gay gắt. Dường như giống cây này quý ngay từ khả năng chịu đựng và tươi tốt, một vùng thẫm mướt, non tơ, xanh lấp lánh trong mênh mông những sim, mua, và cỏ. Sửa lại một dáng cây, không ngước lên, người đàn ông nói với chúng tôi về viễn cảnh như đang trước mắt: 70 năm nữa, những cây lim bé nhỏ hôm nay sẽ cho doanh thu năm nghìn tỉ. Tôi nhẩm tính: ông ngoài sáu mươi, lao động như vậy, nếu sống hết cái vòng đời chật hẹp một trăm năm vẫn còn thiếu ba bốn mươi năm nữa? Trên gương mặt cương nghị ánh lên nghị lực của đợi chờ, của niềm tin.

Thứ Ba, 14 tháng 6, 2011

NGƯỜI THỔI SÁO



Tiếng trúc véo von và bờ môi biền biệt
Liếp cỏ xanh xao những lá mắt ưu phiền
Không ngăn nổi bàn tay gió lang thang nơi hôn mê triền ngực
Sau bức mành những tiếng rên liếm vào đêm mằn mặn
Thức dậy nõi niềm cây cỏ xa xăm

CHIỀU NHẸ



Chiều êm như thảm cỏ
Thẩn thơ buồn không lời
Một con thuyền êm đỗ

Thứ Bảy, 31 tháng 7, 2010

ĐẶNG HỒNG THIỆP - GIÓ THƠ MUÔN LỐI


(Nhân đọc Gió cuốn, Nxb Văn học, H.2008)

Đặng Hồng Thiệp đến với làng thơ khá muộn, và trên mảnh đất nổi tiếng giàu truyền thống văn chương nghệ thuật, dĩ nhiên, trong đó có thơ. Không dễ gì mọc mũi sủi tăm ở một xứ thơ mà không ít người cho là “ra ngõ gặp anh hùng”, Đặng Hồng Thiệp đã tỏ ra “biết thân biết phận”, biết thể hiện khát khao khẳng định khi kiên nhẫn tìm cho mình một lối đi riêng. Chấp nhận khai mở một lối đi cho mình, nghĩa là đã tự đặt cược cả tương lai: được ăn cả, ngã về không. Trong cuộc chơi này, xem ra Đặng Hồng Thiệp đã có thành quả bởi tự quyết định được sinh mệnh thơ của chính mình, hoặc đại loại như thế. Sau hai tập đầu Ngoại ôThao thức miền quê, đến tập thứ ba, Hiện về, thơ Nghệ đã được chứng kiến một Đặng Hồng Thiệp mới mẻ, dễ chịu - một bút pháp tài hoa, một tư duy trữ tình phóng túng, thường nặng những lật trở với nỗi đời - vì thế, có cái khác lạ trong hệ bút pháp u buồn, mặn mòi và có phần gân guốc của mảnh đất khắc nghiệt với gió và cát. Tập thơ thứ mười ba của ông, Gió cuốn, gồm 44 bài, bài đầu tiên được viết từ năm 1961, nghĩa là trong 47 năm, là số ít được tuyển chọn, sắp xếp làm sao cho hệ thống, trong thi cảm của ông, vào tập. Đấy là cái lí đầu tiên để nhận ra ý thức vươn đến sự chuyên nghiệp của một người làm thơ, tức là một người ôm khát vọng vượt ra ngoài những giới hạn chật chội và tù mù của kiếp nhân sinh vạ vật. Tên tập thơ cũng thể hiện rất rõ điều này. Tôi nhớ cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn có câu rằng “sống trong đời sống cần có một tấm lòng/ Đề làm gì em có biết không/ Để gió cuốn đi”. Con người là thế, luôn luôn tiềm ẩn một giấc mơ phiêu du (không phải ngẫu nhiên mà trong thơ Đặng Hồng Thiệp, hai chữ “phiêu diêu” vẫn thường được sử dụng và tạo ấn tượng về một giấc mơ thanh thoát), hay một thái độ chấp nhận thả mình trong lốc xoáy của thế sự, để cảm nhận sâu hơn về nó, hoặc chí ít cũng là theo cơn gió để quên đi kiếp phận (chẳng phải đầu thế kỷ XX, M.Proust đi tìm thời gian đã mất, còn F.Kafka thì tìm đến giấc mơ biến dạng để tỏ thái độ phản ứng với kiếp sống bị hành chính hóa, máy móc hóa, đồ vật hóa đó thôi?)

Thứ Sáu, 30 tháng 7, 2010

LỤC BÁT NGUYỄN ĐĂNG VIỆT

LỤC BÁT NGUYỄN ĐĂNG VIỆT
Khi Nguyễn Đăng Việt theo đuổi lục bát, cũng có nghĩa là chính anh đã đưa mình vào thế khó. Song, Nguyễn Đăng Việt đã vượt qua cái khó mà tôi không dám tin rằng ai cũng vượt qua nổi. Thơ lục bát của anh, như tôi đã đọc, đã thấy, thực sự đã chạm đến được hồn cốt của thể loại, dường như nhà thơ xác định luôn rằng, nỗi đau lục bát ấy chính là những trở trăn của anh trong tập thơ này: những ưu tư nhẹ nhàng, da diết.
Tâm sự của Nguyễn Đăng Việt trong tập thơ, trong mỗi bài thơ thường là hành trình bắt đầu bằng một điều gì đó thật nhẹ, thật khiêm nhường, không đao to búa lớn, nhưng sau mỗi lần “bắt vận” (chữ dùng của anh trong Lục bát vần chờ), nó bí ẩn dắt dẫn người đọc chìm sâu hơn vào những tâm sự ngổn ngang. Có khi bắt đầu từ cái nắng Kim Liên, đưa người đọc đến cái nắng Ba đình, rồi vòng lại nỗi niềm đau khổ, chờ đợi của người Mẹ vĩ đại bên khung cửi, gợi nhắc những điều không thể nhắc (Sao nắng Kim Liên); hay từ ngày cha ốm để hình dung con đường đầy gập gềnh, trắc trở của cả một gia đình, một cộng đồng, một thời đại (Ngày cha ốm); từ “một tiếng cồng chiêng” để đắm đuối với cội nguồn dân tộc (Làng Đong); hay từ: “đỏ xanh”, “hạt gieo mùa”, từ: “như là có, như là không”… tất cả đều men theo cung bậc tăng dần vào sự xúc cảm mà nói những điều trăn trở theo trải nghiệm cá nhân tác giả, rồi khéo léo buộc người đọc phải giật mình rằng, đang bị anh kéo tuột vào trong những suy nghiệm cộng đồng. Ở mỗi bài thơ, mỗi câu thơ, dù là viết về cái gì, về mẹ, cha, về một người đàn bà làm dâu xa xứ, một cánh chim lạc tìm về tổ, một bức phong cảnh hay hoài niệm về một giá trị đã qua, chúng ta đều thấy tinh thần, hồn cốt làng xã trong thơ Nguyễn Đăng Việt, nghĩa là thấy chính chúng ta, bởi người Việt Nam, ai chả gánh một gánh làng xã theo mình? Đó là những gì Nguyễn Đăng Việt thừa hưởng trọn vẹn, thừa kế xuất sắc tinh thần của ca dao.

ĐI LỄ CHÙA, GẬP GHỀNH ĐƯỜNG ĐẾN BÌNH YÊN



             ĐI LỄ CHÙA
                                Dư Thị Hoàn

Năm người đàn bà cùng ngồi trên xe ngựa
Tay khư khư ôm đầy vật tế lễ

Người thứ nhất thở dài:
- Tội nghiệp nhất người đàn bà không chồng!
Người thứ hai chép miệng:
- Vô phúc nhất người đàn bà không con!
Người thứ ba cười buông:
- Bất hạnh nhất người đàn bà không khóc nổi trước mặt chồng!
Người thứ tư điềm đạm:
- Tuyệt vọng nhất người đàn bà không cười nổi khi thấy con!
Người thứ năm:
- Mô phật!
Lão xà ích giật giây cương
Roi quất
Tung bụi đường

Theo cách nhìn giới tính: một nửa thế giới đã ngồi trên xe ngựa. Nửa thế giới - phép cộng của những ưu phiền, toan tính, lo âu và… phức tạp. Năm người đàn bà cùng ngồi trên xe ngựa.
Họ đi lễ chùa! Để làm công việc mà khi nhắc đến là ta nghĩ ngay tới cái nửa mềm ấm kia của nhân loại. Họ đi tìm một chốn nương náu cho cõi tâm linh đầy ba động của chính mình, nhưng trên con đường ấy có bao giờ họ được phép bình yên. Bằng chứng là tay họ vẫn “khư khư” ôm đầy vật tế lễ (!). Một chi tiết cho thấy những tâm sự bất an đang rong ruổi trên con đường gập ghềnh, khúc khuỷu.
Tất cả có sáu người, nhưng lão xà ích không nói gì, bởi lão là đàn ông! Chỉ có năm người đàn bà nói, bốn người nói về nỗi bất hạnh của họ, câu chuyện xoay quanh chồng và con, những gì thân thiết, cật ruột nhất với họ từ trước đến nay.

Thứ Năm, 29 tháng 7, 2010

GIÀN THIÊU CỦA VÕ THỊ HẢO


GIÀN THIÊU CỦA VÕ THỊ HẢO


Sau đổi mới, như một biểu hiện của nhu cầu nhận thức lại một số giá trị, sự tìm kiếm những ý nghĩa luôn có tính mở của các sự kiện, nhân vật lịch sử - văn hóa, cũng như tìm tòi một cách thức, phương thức khái quát hiện thực nhằm thoát khỏi mô hình phản ánh của chủ nghĩa hiện thực thế kỉ XIX, không ít nhà văn nỗ lực tìm kiếm những nguồn nguyên liệu trong lịch sử nhằm qua đó bộc lộ cảm nhận, phán đoán của mình về cuộc sống. Các tác phẩm viết từ các cứ liệu dân gian và lịch sử ra đời với những Hòa Vang, Nguyễn Huy Thiệp, Lưu Sơn Minh… Giàn thiêu của Võ Thị Hảo xuất hiện khi được chuẩn bị một cách khá đầy đủ những tiền đề thẩm mĩ - xã hội, bằng các sáng tác của nhiều nhà văn khác. Lợi thế của Võ Thị Hảo là không còn phải đối diện (về cơ bản) với dư luận, với tâm lí tiếp nhận đầy thành kiến của một bộ phận người đọc thường quen việc chiều theo những quan niệm, cách nhìn nhận mọi vấn đề bằng một thiên kiến định sẵn. Tác giả Giàn thiêu có thể thỏa sức thăm dò trữ năng của chính mình và những nỗ lực của chị đã được ghi nhận khi cuốn tiểu thuyết này được nhận giải thưởng của Hội nhà văn Hà Nội mùa giải 2003 - 2004.

Thứ Bảy, 13 tháng 6, 2009

VỚI HUẾ


VỚI HUẾ

Tôi lang thang đi tìm một ngụm Huế
Hương giang buồn nấc sóng chiều hôm
Có chiếc lá mộng du vào hoàng thành và lắc lư cười một nguồn cơn bỏ ngỏ
Xa xăm tiếng cá quẫy đuôi buồn

Thứ Hai, 8 tháng 6, 2009

VỀ TINH THẦN THIỆN SINH TRONG THƠ VĂN NGUYỄN CÔNG TRỨ




“Chủ nghĩa hiện sinh” theo tư cách một triết lí sống phổ biến hay một khuynh hướng tư tưởng, nghệ thuật, trên thực tế chỉ hình thành ở phương Tây trong thế kỉ XX, và xuất hiện tại miền Nam Việt Nam trong những thập niên 60, 70 của thế kỉ trước. Tuy nhiên, cũng như rất lâu trước khi A.Einstein đưa ra học thuyết của mình, Zénon đã nhìn thấy tính chất tương đối của thế giới bằng việc chứng minh rằng lực sĩ Achile không đuổi kịp một con rùa; chủ nghĩa phi lí xuất hiện vào thế kỉ XX, thì trước đấy hàng thế kỉ, người ta đã nhìn thấy tính chất trái khoáy của tồn tại. ở Việt Nam, tính chất này đã được phát hiện ít nhất bằng bài ca dao Ngồi buồn đốt một đống rơm… Thực tế đó cho phép chúng ta một niềm tin rằng, quan niệm hiện sinh hoàn toàn có thể xuất hiện trong đời sống, và trong văn chương của Nguyễn Công Trứ, thậm chí là xa hơn nữa, tại Việt Nam, theo tư cách là một nhận thức có tính chất bản năng của con người.